Lễ ra mắt chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'

(PLO)- Chiều tối 7-4, tại TP.HCM, báo Pháp luật TP.HCM tổ chức lễ ra mắt chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến dự lễ ra mắt Chương trình có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực; bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu";

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, cùng ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, cùng ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu". Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu". Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê (thứ hai từ phải qua), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phan Nguyễn Như Khuê (thứ hai từ phải qua), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT; ông Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng Cơ quan thường trực - Khu vực miền Nam Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Chương trình cũng có sự hiện diện của các đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị MTTQ Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, cơ quan thường trực phía Nam Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, cùng ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình; bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Đại sứ chương trình, hoa hậu Nguyễn Phương Khánh, tại buổi lễ ra mắt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, cùng ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình; bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Đại sứ chương trình, hoa hậu Nguyễn Phương Khánh, tại buổi lễ ra mắt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Về phía đại diện lãnh đạo TP.HCM có ông Hà Phước Thắng, Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM; ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư Pháp TP.HCM; ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư Pháp TP.HCM. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư Pháp TP.HCM. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ông Phạm Quốc Bảo (áo trắng), Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, đến tham dự lễ ra mắt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phạm Quốc Bảo (áo trắng), Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, đến tham dự lễ ra mắt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực phụ trách Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM; ông Dương Vũ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP.HCM. Cùng sự hiện diện của lãnh đạo các phòng, ban của Thành ủy, UBND TP.HCM.

Chương trình còn có sự tham dự của ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; bà Phạm Thị Na, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu… cùng sự hiện diện của lãnh đạo huyện Cần Giờ, một số tỉnh, thành ven biển gần TP.HCM.

Niềm vui của ngư dân sau mỗi chuyến đi biển là đánh bắt được nhiều hải sản. Ảnh: KL

Niềm vui của ngư dân sau mỗi chuyến đi biển là đánh bắt được nhiều hải sản. Ảnh: KL

Đến với chương trình còn có đại diện các nhà tài trợ gồm ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn; ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Điện lực TP.HCM... cùng nhiều lãnh đạo các đơn vị tài trợ khác cho Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Cuốn sách Những điều cần biết về đánh bắt hải sản do Báo Pháp Luật TP.HCM làm chủ biên. Ảnh: MINH HOÀNG

Cuốn sách Những điều cần biết về đánh bắt hải sản do Báo Pháp Luật TP.HCM làm chủ biên. Ảnh: MINH HOÀNG

"Vươn khơi hiểu luật, bám biển bình an"

. Chương trình nhằm tuyên truyền cho ngư dân, thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật khi đánh bắt trên biển…

· Đại sứ của chương trình là hoa hậu Trái đất 2018, Nguyễn Phương Khánh.

· Chương trình được tổ chức tại 28 tỉnh, thành có biển trên cả nước trong ba năm (2023 - 2025).

· Tại mỗi địa phương, BTC chương trình sẽ trao quà cho 200 ngư dân. Mỗi phần quà trị giá hơn 4 triệu đồng, bao gồm 01 bộ ắc quy phục hồi + đèn led, phao cứu hộ, 01 túi thuốc + các loại thuốc cần thiết.

· Chương trình còn trao học bổng, xe đạp, sách tập... cho con em những gia đình ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, neo đơn.

· Chương trình sẽ phát hành cuốn cẩm nang Những điều cần biết về đánh bắt hải sản (do Báo Pháp luật TP.HCM chủ biên).

Mọi thông tin chi tiết về Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển", mời quý vị truy cập vào trang web: https://dentrenbien.plo.vn/

“Mỗi ngư dân là một cột mốc sống chủ quyền” trên biển

Phát biểu khai mạc buổi lễ ra mắt, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” chia sẻ rằng “Mỗi ngư dân là một cột mốc sống chủ quyền” trên biển.

Để “mỗi ngư dân - mỗi cột mốc” vươn khơi hiểu luật, bám biển bình an, khai thác đánh bắt hải sản một cách an toàn, đúng pháp luật, vừa phát triển sinh kế vừa gìn giữ chủ quyền thì rất cần sự chung sức, chung lòng của toàn xã hội.

Ông Trương Hòa Bình, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình; Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Trương Hòa Bình, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực, ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình; Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Điều này càng cấp bách hơn trong bối cảnh lĩnh vực hải sản Việt Nam bị Ủy ban Châu Âu gắn thẻ vàng năm năm qua chưa gỡ được. Đời sống của bà con ngư dân đang gặp không ít khó khăn, câu chuyện ấy đặt ra nhiều trăn trở với tất cả chúng ta”- Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh.

Từ đó, với trách nhiệm là một cơ quan truyền thông, cùng thế mạnh là một tờ báo có thế mạnh về chính trị- pháp lý, Báo Pháp Luật TP.HCM mong muốn góp một phần tâm sức để hỗ trợ sinh kế cho bà con ngư dân.

“Thông qua chương trình này, chúng tôi hy vọng sẽ cùng với các bộ ngành, cơ quan, đơn vị, chính quyền các địa phương hưởng ứng kế hoạch hành động tháo gỡ thẻ vàng mà Thủ tướng đã lên dây cót cho toàn hệ thống. Đó chính là sự thôi thúc, là chất xúc tác để chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” ra mắt với toàn thể quý vị tối hôm nay”- Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM khẳng định.

Các đại biểu đến tham dự chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Các đại biểu đến tham dự chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Chương trình “Cùng ngư dân Thắp sáng đèn trên biển” dự kiến diễn ra ở 28 tỉnh, thành có biển, kéo dài trong ba năm, từ nay đến năm 2025.

Không chỉ dừng lại ở việc tặng hàng ngàn phần quà có giá trị thực tiễn cao để hỗ trợ bà con ngư dân; học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn; chương trình còn tuyên dương, nhân rộng những mô hình, những nhân tố tích cực biết làm giàu từ biển; có những hành động tốt đẹp, khoa học để bảo vệ biển, nuôi dưỡng nguồn sinh sôi của biển; tạo ra các giá trị cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt vươn ra quốc tế.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng trình bày mở đầu chương trình với ca khúc Lời gửi Trường Sa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng trình bày mở đầu chương trình với ca khúc Lời gửi Trường Sa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngoài ra, chương trình cũng sẽ dành tặng cuốn cẩm nang giàu kiến thức pháp lý trang bị cho bà con khi tham gia đánh bắt trên biển. Cùng với đó, kết hợp chặt chẽ với các bộ/ngành, các đơn vị chấp pháp, các tổ chức khoa học uy tín, chính quyền địa phương thiết kế các diễn đàn, các không gian tương tác pháp lý hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng, lan tỏa các thông điệp tích cực của Chính phủ về tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban tổ chức chương trình, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban tổ chức chương trình, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Trên hết, chương trình sẽ góp phần xây dựng nhận thức, hành động chung của ngư dân Việt, để mỗi ngư dân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung ngày càng hiểu hơn về vai trò, trách nhiệm cấp bách của mình trước việc bảo vệ môi trường, nguồn sinh của biển cả; tuân thủ luật pháp quốc tế khi tham gia vào luật chơi chung của toàn cầu…

Điều đó sẽ tạo nên sức mạnh nhiều chiều để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ngày một vững bền hơn”- Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình nói.

Chung sức chung lòng để gắn kết đất liền với hải đảo

Phát biểu tại chương trình, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê đánh giá cao chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của Báo Pháp Luật TP.HCM.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Đây là một chương trình mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, ngoài ý nghĩa chính trị-pháp lý; nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta đang rất cần sự chung sức, chung lòng của bà con ngư dân khắp các tỉnh thành có biển, để cùng hành động một cách quyết liệt nhất nhằm tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam” - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Cũng theo ông, kế hoạch hành động của Thủ tướng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã xác định rõ: "Phải thống nhất nhận thức, hành động và cả hệ thống chính trị phải nhập cuộc trong công tác này và coi đây là nhiệm vụ chính trị ưu tiên, cấp bách; tập trung nguồn lực thực hiện, với quyết tâm cao nhất là tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản chúng ta".

Ông cho rằng, báo chí- truyền thông, đóng vai trò hết sức quan trọng việc thực hiện kế hoạch này của Chính phủ.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết TP hiện có hơn 2.000 ngư dân, tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ. Trong đó, có gần 150 ngư dân đánh bắt vùng khơi, gần 500 ngư dân đánh bắt vùng lộng, hơn 1.500 ngư dân lao động ven bờ và hậu cần nghề cá.

Suốt thời gian qua, lãnh đạo TP đã chỉ đạo sát sao để các cơ quan, đơn vị kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản, đảm bảo đời sống, vừa tổ chức vận động, tuyên truyền để bà con ngư dân tuân thủ luật pháp khi khai thác trên biển.

TP.HCM đã phối hợp với các cơ quan đơn vị tổ chức nhiều hội nghị, phát hơn 30.000 tờ rơi và gần 200 bộ tài liệu để tuyên truyền, phổ biến cho bà con các quy định trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an ninh biển đảo, chống khai thác bất hợp pháp.

Đến nay, TP.HCM không có trường hợp nào vi phạm khai thác trái phép vùng biển nước ngoài kế cận nước ta.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê cho hay Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị ngày càng khẳng định vị thế của TP.HCM, tiếp tục là động lực, đầu tàu, dẫn dắt trong vai trò của một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.

Theo ông, cùng với việc tập trung các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo vai trò quan trọng này, TP.HCM cũng dành nhiều nguồn lực, tâm huyết để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe, nâng cao chất lượng sống cho người dân, xây dựng con người TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình, tự hào là công dân của TP mang tên Bác.

Trong nhiều năm qua, TP.HCM có rất nhiều hoạt động hướng về biển đảo, cùng chung tay bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, tiếp nối từ Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”, Ủy ban MTTQ TP.HCM đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, ý nghĩa, gắn với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ tại các vùng biên giới, hải đảo.

TP cũng thường xuyên tổ chức đoàn đại biểu TP.HCM thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam, nhà giàn DK1…

Ông Phan Nguyễn Như Khuê (thứ hai từ phải qua), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phan Nguyễn Như Khuê (thứ hai từ phải qua), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Sắp tới, TP.HCM cũng sẽ có đoàn đến thăm, tổ chức chương trình “Vì Trường Sa xanh” tại đảo Nam Yết.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đánh giá cao những hoạt động ý nghĩa của Báo Pháp Luật TP.HCM. Đơn cử như “Chương trình hỗ trợ pháp lý miễn phí cho bạn đọc” hàng chục năm qua, đã hỗ trợ pháp lý cho hàng trăm ngàn người dân khắp cả nước.

Báo cũng phối hợp với Quỹ học Bỗng Vừ A Dính tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ chủ quyền biển đảo, như chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - xây dựng hai ngôi trường tiểu học ở Thị trấn Trường Sa Lớn và đảo Sinh Tồn. Hai ngôi trường ấy đã trở thành biểu tượng cho tình yêu hòa bình, cho trái tim của đất liền dành cho biển đảo.

Với chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” lần này, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM kỳ vọng tờ báo sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh chính trị- pháp lý gắn liền với tinh thần vì biển đảo quê hương.

Ngư dân Quảng Ngãi đưa cá từ tàu lên bờ. Ảnh: T.NHẬT

Ngư dân Quảng Ngãi đưa cá từ tàu lên bờ. Ảnh: T.NHẬT

“Tôi mong chương trình sẽ lan tỏa những thông điệp tích cực nhất của mình, góp phần thiết thực hơn nữa trong việc nâng cao đời sống bà con ngư dân, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân nói chung và ngư dân nói riêng khi khai thác, đánh bắt trên biển; làm sao để mỗi ngư dân thực sự là một cột mốc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thực sự là đại sứ tuyên truyền, chung tay tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Từ đó, xây dựng ngành thủy - hải Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh” - ông bày tỏ.

Ông cũng kỳ vọng chương trình sẽ tiếp tục góp phần thể hiện một tinh thần mạnh mẽ rằng: "TP.HCM luôn chung sức chung lòng để gắn kết đất liền với hải đảo, để biển đảo Việt Nam ngày một vững mạnh hơn, yên bình hơn, giàu có hơn, đó cũng là ý thức thường trực, là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người dân TP mang tên Bác".

Tuyên truyền cho ngư dân về tình yêu biển đảo

Chia sẻ tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Trần Kim Yến, nhìn nhận chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ giúp ngư dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật; cùng đồng hành với Chính phủ, để cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện kế hoạch hành đồng gỡ thẻ vàng IUU.

Bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Yến nói, biển đem lại nguồn lợi lớn cho sự phát triển kinh tế nhưng một bộ phận người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường biển. Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ giúp tuyên truyền, giáo dục ngư dân về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo; động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cùng các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cùng các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

“Gỡ thẻ vàng trước hết là thúc đẩy ý thức tuân thủ pháp luật của chính chúng ta, để bảo vệ tài nguyên biển quốc gia, cũng là hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Hướng ra biển, thắp sáng đèn trên biển chính là những hành động thiết thực như vậy: thúc đẩy phát triển những ngành kinh tế thân thiện với xu hướng xanh, khai thác gắn với bảo tồn, nuôi trồng, hay đầu tư sâu vào chế biến để tăng giá trị hàng xuất khẩu thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô…” - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP khẳng định.

Ngư dân đang đưa cá lên bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày.

Ngư dân đang đưa cá lên bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày.

Bà cho biết MTTQ Việt Nam TP.HCM ủng hộ Báo Pháp Luật TP.HCM và các cơ quan báo chí khác tổ chức các chương trình xã hội có ý nghĩa, thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực này.

Bà cũng bày tỏ tin tưởng Ủy ban MTTQ Việt Nam ở các tỉnh thành ven biển sẽ rất ủng hộ, đồng hành, phối hợp với Báo Pháp Luật TP.HCM triển khai chương trình ý nghĩa này, để “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Món quà nhỏ nhưng đong đầy tình cảm

Đại diện cho các đơn vị đồng hành cùng chương trình, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty điện lực TP.HCM chia sẻ, từ ngàn đời nay lòng yêu nước luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty điện lực TP.HCM, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty điện lực TP.HCM, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tình yêu quê hương đất luôn thường trực trong mỗi con dân đất Việt, luôn cảm thấy gắn bó máu thịt với từng mảnh đất biên cường, từng hòn đảo xa xôi của đất nước, luôn hướng về những người chiến sĩ ngày đêm canh giữ biên cương hải đảo. Những ngư dân đang ngày đêm bám biển mưu sinh đang góp phần vào giữ gìn biên cương của Tổ quốc.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: MINH HOÀNG

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: MINH HOÀNG

Chính từ điều này nên ngay khi nhận được thư ngỏ của Báo, nhiều thế hệ cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty điện lực TP.HCM đã tự nguyện tham gia cùng chương trình, với tinh thần không chỉ góp phần hỗ trợ vật chất tinh thần mà còn giúp nuôi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước trong mỗi cán bộ, công nhân viên.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Thái Bình tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ của chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Dù chỉ là một phần nhỏ nhưng đong đầy tình cảm, sẻ chia của anh em đến ngư dân” - ông Bảo nói và cho biết chương trình cũng sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp, người dân TP cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Đến với chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cho hay anh rất xúc động khi tham gia một chương trình đầy ý nghĩa. Nam ca sĩ cho rằng những ngọn đèn của chương trình sẽ giúp cho ngư dân cảm thấy ấm lòng và cảm thấy quê hương Việt Nam luôn giàu đẹp.

“Bên cạnh đó, tình người luôn ấm áp lan tỏa, đặc biệt là để cho những người ngư dân đi đâu cũng cảm thấy ấm lòng và tin tưởng vào Đảng, nhà nước luôn ở bên cạnh hỗ trợ hết mình.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng trình bày ca khúc ca khúc Lời gửi Trường Sa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng trình bày ca khúc ca khúc Lời gửi Trường Sa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tôi cũng hy vọng chương trình luôn là tâm điểm sáng để cho những hoạt động sau này nhiều thế hệ sau sẽ nhìn vào đó noi gương và học theo. Tôi biết rằng báo Pháp luật TP.HCM luôn có những hoạt động cộng đồng vô cùng ý nghĩa và tôi tin rằng tiếng nói của báo cùng sự cộng hưởng của mọi người sẽ đem lại những giá trị tốt đẹp để cho tất cả mọi người đều hướng về biển đảo và hỗ trợ những người ngư dân bám biển” – ca sĩ Nguyễn Phi Hùng bày tỏ.
Cùng tham gia hỗ trợ gỡ thẻ vàng cho ngành thủy hải sản

Chia sẻ tại buổi giao lưu, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”, cho biết ý tưởng thực hiện chương trình bắt nguồn từ tháng 10-2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp thẻ vàng cho ngành thủy sản Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho không chỉ ngành thủy hải sản trong nước mà còn khiến đời sống người dân cũng bấp bênh.

Các đại biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: MINH HOÀNG

Các đại biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: MINH HOÀNG

Chính phủ và các bộ, ngành đã nỗ lực để đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch hành động để gỡ nhưng năm năm qua, Việt Nam vẫn chưa thể gỡ được thẻ vàng.

“Qua tìm hiểu, các bộ ban ngành đã nỗ lực rất nhiều nhưng chúng tôi cảm thấy có hai bất cập. Thứ nhất, sự hiểu biết của người dân về pháp luật còn hạn chế. Thứ hai, họ cũng khó khăn khi bị áp thẻ vàng và sau khi trải qua đại dịch COVID-19, đời sống ngư dân càng khó hơn” - ông Mai Ngọc Phước nói.

Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, phát biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, phát biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Với tôn chỉ mục đích của mình, Báo Pháp Luật TP.HCM muốn cùng bộ ngành có thể gỡ được thẻ vàng bằng những hành động cụ thể nhất.

“Có thực mới vực được đạo, chúng tôi cho rằng trước hết phải giúp họ có đời sống tốt hơn. Sau đó phải tuyên truyền cho ngư dân bằng những hình thức dễ tiếp cận và có hiểu biết về pháp luật” - ông nói và nhấn mạnh, Báo Pháp Luật TP.HCM muốn thực hiện chương trình với mục tiêu “Vươn khơi hiểu luật, bám biển bình an”.

Ông Nguyễn Văn Nhỏ, Chủ đội tàu, Bí thư kiêm Trưởng ban điều hành ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ông Nguyễn Văn Nhỏ, Chủ đội tàu, Bí thư kiêm Trưởng ban điều hành ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ông Nguyễn Văn Nhỏ, Chủ đội tàu, Bí thư kiêm Trưởng ban điều hành ấp Phước hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chia sẻ để vượt qua khó khăn, thách thức khi đánh bắt thủy hải sản thì ngư dân phải biết đoàn kết. Bởi chỉ có đoàn kết mới mang lại sự thành công cho chính chúng ta và mọi người.

Cùng đó là chia sẻ, hỗ trợ giúp sức nhau cùng vượt qua khó khăn, thách thức đó; cuối cùng là mỗi người cần phải có trách nhiệm đối với tổ quốc.

Chính từ những điều này mà tôi đã thành lập tổ đoàn kết đánh bắt khai thác trên biển nhằm hỗ trợ cùng bà con ngư dân gặp hoạn nạn trên biển để giúp đỡ chia sẻ cùng vượt qua.

"Tôi đăng ký đội tàu thực hiện Nghị định 30/2017 tham mưu bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc" - ông Nhỏ nói.

Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng chương trình, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT, cho biết Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chương trình để hỗ trợ ngư dân, chăm lo đời sống cho bà con, giúp bà con vươn khơi bám biển tốt hơn.

Quá trình đó, các tổ chức chính trị- xã hội đều rất tích cực tham gia. Một mặt giúp bà con vươn khơi bám biển để giữ vững chủ quyền, một mặt là bảo vệ tài nguyên biển để có đời sống tốt hơn.

Theo ông Luân, khi bị gắn thẻ vàng, nguồn lợi của chúng ta đã có suy giảm. Cạnh đó, khi chúng ta đã có vi phạm, có cảnh báo thì sẽ có khó khăn là chi phí cũng tăng lên, làm ảnh hưởng đến đời sống bà con ngư dân.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Việt Nam cũng là nước có trách nhiệm, chúng ta đã nội luật hóa được Luật Thủy sản 2017 hội nhập với quốc tế với mong muốn nghề cá phát triển bền vững, đóng góp vào bảo vệ đại dương, bảo vệ đa dạng sinh học…

"Với chương trình này, ngoài mục tiêu bảo vệ môi trường, hướng đến chăm lo sức khỏe, đời sống của người dân, chúng tôi ấn tượng với mục đích tuyên truyền pháp luật đến với người dân" - ông Luân đánh giá.

Thực tế, trong quá trình triển khai pháp luật, cũng còn nhiều hạn chế nên vẫn có những điều chưa thể hiện được trách nhiệm của ngư dân. Báo Pháp Luật TP.HCM có chương trình đưa pháp luật đến gần với đời sống ngư dân hơn là điều chúng tôi rất hoan nghênh.

"Về phía cơ quan quản lý, tôi cho rằng quan trọng nhất là làm sao để người dân hiểu được phải bảo vệ môi trường biển tốt hơn, để nguồn lợi của bà con nhiều hơn" - ông nói và nhìn nhận ngoài tuyên truyền pháp luật, cần giúp ngư dân có hiểu biết tốt hơn trong bảo vệ môi trường biển, giữ được nguồn lợi lâu dài cho ngư dân trong thời gian tới.

Hoa hậu Phương Khánh: Mong muốn kết nối, giúp các bạn trẻ hiểu về tình yêu quê hương, biển đảo

Đến với buổi lễ, ông Phạm Văn Thu, ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM, kỳ vọng ông cùng các ngư dân sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, của chính quyền địa phương về trang bị các thiết bị cứu hộ trên biển.

"Những lúc gặp nạn trên biển thì chính những hỗ trợ kịp thời đó sẽ giúp cho ngư dân an tâm ra khơi bám biển" - ông Thu nói.

Ông Phạm Văn Thu, ngư dân huyện Cần Giờ, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ông Phạm Văn Thu, ngư dân huyện Cần Giờ, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Còn ông Trương Văn Trai, ngư dân thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, nói ông mong nhà nước hỗ trợ trang thiết bị y tế, công cụ để hoạt động trên biển. Điều này theo ông sẽ giúp các ngư dân an tâm ra khơi, bám biển.

Chia sẻ tại chương trình, Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh nói, cô nhận lời làm đại sứ cho chương trình bởi cô mong muốn có thể kết nối, giúp các bạn trẻ hiểu thêm về lòng yêu nước, yêu quê hương, biển đảo.

Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh, đại sứ chương trình, chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Với vai trò đại sứ, Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh cho biết sẽ cùng tham gia vào những hoạt động để đồng hành với chương trình như hỗ trợ các gia đình ngư dân, giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn; giúp ngư dân gỡ bỏ thẻ vàng và phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống của gia đình mình.

Các đại biểu đang xem cuốn sách Những điều cần biết về đánh bắt hải sản do Báo Pháp Luật TP.HCM làm chủ biên. Ảnh: MINH HOÀNG

Các đại biểu đang xem cuốn sách Những điều cần biết về đánh bắt hải sản do Báo Pháp Luật TP.HCM làm chủ biên. Ảnh: MINH HOÀNG

Cũng ngay tại chương trình, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thực phẩm Bình Tây, đã quyết định tài trợ 500 triệu đồng cho chương trình.

Chia sẻ về quyết định này, bà Giàu nói bà rất cảm động khi chương trình được khởi động. Sự ủng hộ này cũng là lời tri ân những ngư dân đã bám biển dù điều kiện vô cùng vất vả, thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thực phẩm Bình Tây. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thực phẩm Bình Tây. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Tất cả người dân Việt Nam rất quý trọng tinh thần bám biển của ngư dân, cùng góp sức giữ gìn biển đảo quê hương” - bà chia sẻ và mong chương trình sẽ kéo dài thêm nhiều năm để hỗ trợ ngư dân, cùng chung sức để tháo gỡ thẻ vàng đối với hàng thủy sản của Việt Nam.

Ban tổ chức chương trình tặng hoa cho các khách mời. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ban tổ chức chương trình tặng hoa cho các khách mời. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Bà cho biết sẽ đồng hành cùng Báo Pháp Luật TP.HCM trong nhiều năm nữa để thực hiện tốt chương trình này.

Trao 10 phần quà, học bổng cho các em học sinh

Tại chương trình, bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, cũng đã trao 10 phần quà, học bổng cho các em học sinh ở các gia đình bà con ngư dân gặp khó khăn.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê trao quà, học bổng cho các em học sinh ở các gia đình bà con ngư dân gặp khó khăn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phan Nguyễn Như Khuê trao quà, học bổng cho các em học sinh ở các gia đình bà con ngư dân gặp khó khăn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Cùng đó, ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực; bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" cũng đã trao tặng 3 bộ quà tặng đầu tiên cho ba hộ gia đình ngư dân trong khuôn khổ chương trình.

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" và ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực, trao tặng ba bộ quà tặng đầu tiên cho ba hộ gia đình ngư dân trong khuôn khổ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" và ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực, trao tặng ba bộ quà tặng đầu tiên cho ba hộ gia đình ngư dân trong khuôn khổ chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Sau chương trình này, Báo Pháp Luật TP.HCM cùng các cá nhân, đơn vị đồng hành, tài trợ sẽ mang bộ quà tặng đến với 5.600 hộ ngư dân ở khắp mọi miền cả nước.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: HOÀNG GIANG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm